Ngược mạch
NGƯỢC MẠCH
Ngược mạch khi táng âm Trạch hao tổn nhân Đinh, con cháu bất hoà, con cháu ở gần làm ăn không tốt.
Âm Trạch là việc táng mộ phần xương cốt, hay cả người ( tuy nhiên phải chọn ván thôi cực tốt với trường hợp này), nhưng âm Trạch hoàn toàn chịu tác động của địa mạch, long mạch, chất đất, trường năng lượng của núi sông, gò đồi, của sa Sơn chứng ứng hội về. Long mạch chính là khí mạch nuôi dưỡng đất, khu đất. Long mạch đi từ cao tới thấp, ở Việt Nam nói chung đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ Bắc xuống Nam, từ Tây xuống Đông là mạch cơ bản... khi không may chúng ta chôn dưới Bình Dương hay đồng bằng, những vùng không có núi việc khảo sát mạch là khó khăn... thì ngược mạch là chuyện dễ gặp nhất là vùng Thái Bình...không có núi để dựa. Bởi đồng bằng các cụ có câu: “nhất thốn vì Sơn”, chỉ cần cao hơn một thốn cũng là núi. Mạch đồng bằng thường nhuyễn nhược... nên tác dụng chậm, nhưng bền. Vì vậy, khi ngược mạch tại Bình Dương thì đời hậu duệ trực tiếp sẽ bị ảnh hưởng sau 5-10 năm, hoặc nhanh là 3 năm. Đó là hiện tượng con cháu trai, nhân Đinh trong dòng họ không thọ quá tuổi trung bình là 65-70 tuổi,chết trẻ nhiều, nhân Đinh suy giảm, càng đời sau càng khó sinh con cháu trai, trong dòng tộc lục đục, cung phúc trên mặt con trưởng, cháu trưởng tối hãm...
Mộ phần là phúc khí tích lũy của con cháu, chăm chút mộ phần là tăng phúc, tăng sự đông đúc của nhân Đinh, tuổi thọ, nhất là Huyền vũ. Nếu Huyền vũ bị phá thì chết nhiều, như hiện tượng trùng tang, nhưng ngược mạch tức chôn đầu thấp chân cao, hay tựa vào nơi thấp nhìn vào nơi cao.... Vì vậy khi táng ở Bình Dương các gia đình cẩn thận chọn đất, chọn vị trí, chọn độ nông sâu, chọn nơi tựa....
Cập nhật: 2020-10-23 Lượt xem: 1041